Màu Sắc Kim Cương – Bảng Màu Kim Cương GIA

Màu sắc kim cương không đơn giản chỉ có màu trắng trong như chúng ta thường thấy mà có rất nhiều cấp độ màu khác nhau. Vậy kim cương có những cấp độ màu sắc nào và ảnh hưởng đến giá trị ra sao? Cùng Helia tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết chi tiết sau!

1. Tầm quan trọng của màu sắc kim cương

Màu sắc (Color) là một trong 4 yếu tố đánh giá chất lượng và giá trị của một viên kim cương, hay còn gọi là tiêu chuẩn 4C của viên đá quý Hoa Kỳ (GIA). Mặc dù nhiều người nghĩ rằng kim cương phải thật trong suốt và không màu, nhưng thực tế màu sắc lại đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp độc đáo và giá trị của từng viên đá.

GIA đã tiến hành soi kim cương dưới các chùm sáng trong điều kiện phòng thí nghiệm để kiểm tra lượng màu và phân loại cấp độ màu sắc của kim cương. Từ đó, GIA đưa ra bảng màu kim cương trong phạm vi từ D – Z. Viên kim cương có càng ít màu (phạm vi gần D nhất) thì giá trị của nó sẽ càng cao bởi nó rất khó được tìm thấy trong tự nhiên.

Màu sắc kim cương là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và giá trị của viên kim cương.
Màu sắc kim cương là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và giá trị của viên kim cương.

2. Cấp độ màu sắc kim cương

2.1 Colorless – Không màu

Kim cương ở cấp độ không màu nằm ở khoảng D – E – F trên thang màu, là nhóm kim cương quý hiếm và đắt đỏ nhất. Chúng ta không thể phân biệt được các cấp độ này bằng mắt thường.

Kim cương cấp độ D là nhóm cao nhất trong hệ thống phân loại màu sắc, hoàn toàn không có vệt màu nào. Còn kim cương ở cấp độ E và F sẽ có một vài vệt màu rất nhỏ, tuy nhiên chỉ có thể thấy được trong điều kiện quan sát trong phòng thí nghiệm.

Kim cương cấp độ Colorless là nhóm kim cương đắt đỏ và quý hiếm.
Kim cương cấp độ Colorless là nhóm kim cương đắt đỏ và quý hiếm.

2.2 Near Colorless (Gần không màu)

Nhóm kim cương ở cấp độ gần như không màu (G – H – I – J) có mức độ màu sắc nhẹ và rất khó nhận biết bằng mắt thường.

Kim cương cấp độ G có màu gần giống với kim cương không màu, vẫn trắng nhưng pha lẫn một chút màu vàng nhạt. Các cấp độ H – I – J sẽ có lượng màu lần lượt nhỉnh hơn nhưng không quá khác biệt. 

Kim cương cấp độ Near Colorless có màu sắc nhẹ và khó phân biệt bằng mắt thường.
Kim cương cấp độ Near Colorless có màu sắc nhẹ và khó phân biệt bằng mắt thường.

2.3 Faint Yellow (Mờ)

Nhóm kim cương mờ bao gồm cấp độ K – L – M và có thể phân biệt bằng mắt thường khi lật úp viên kim cương xuống. Khi đặt gần nhóm kim cương này với nhóm Colorless và Near Colorless thì sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng về màu sắc.

Nếu quan sát kỹ, chúng ta dễ dàng thấy kim cương ở cấp độ L và M sẽ có màu hơi ngả vàng ở trong mọi điều kiện ánh sáng.

Kim cương cấp độ Faint Yellow
Kim cương cấp độ Faint Yellow

2.4 Very Light Yellow (Vàng rất nhạt)

Nhóm kim cương này bao gồm các cấp độ từ N đến R, có lượng màu vàng nhạt và rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường. 

Kim cương cấp độ Very Light Yellow
Kim cương cấp độ Very Light Yellow

2.5 Light Yellow (Vàng nhạt)

Nhóm kim cương màu vàng nhạt này gồm các cấp độ từ S đến Z, có màu vàng rõ rệt và nhìn thấy rõ trong mọi điều kiện ánh sáng. Kim cương ở cấp độ này thường có giá trị thấp bởi tính thẩm mỹ không cao.

Kim cương cấp độ Light Yellow
Kim cương cấp độ Light Yellow

3. Các màu sắc kim cương đặc biệt

3.1 Kim cương màu đen

Kim cương đen là kim cương cực kỳ quý hiếm trong tự nhiên. Màu sắc của kim cương này do sự tác động trực tiếp của than chì còn sót lại trong quá trình phản ứng. Đặc điểm này khiến cho kim cương đen tự nhiên có màu đen mờ, bề mặt xốp và chứa nhiều tạp chất bên trong. Loại kim cương này thường khó khai thác và chế tác do tính chất của nó.

Kim cương đen là loại kim cương cực kỳ quý hiếm và khó khai thác trong tự nhiên.
Kim cương đen là loại kim cương cực kỳ quý hiếm và khó khai thác trong tự nhiên.

3.2 Kim cương màu hồng

Kim cương hình thành màu hồng khi nhiệt độ và áp suất khiến tinh thể cấu trúc bị biến dạng. Sự biến đổi này làm viên kim cương hấp thụ ánh sáng màu xanh lá cây và tạo nên màu hồng. Kim cương màu hồng thường có màu sắc từ nhạt đến đậm, từ màu hồng nhạt như hoa hồng đến màu hồng đậm như đỏ tươi. Màu sắc độc đáo của nó là do sự hiện diện của tạp chất boron trong quá trình hình thành.

Màu sắc độc đáo của kim cương hồng.
Màu sắc độc đáo của kim cương hồng.

3.3 Kim cương màu tím

Kim cương tím được hình thành từ các tạp chất như Hydro và Boron bên trong mạng lưới tinh thể. Như những viên kim cương tự nhiên khác, kim cương tím cũng cần trải qua sự hình thành hàng tỷ năm dưới lòng đất. Điều khác biệt là quặng kim cương thô phải tiếp xúc với nồng độ Hydro, tiếp xúc càng lâu thì màu tím sau này sẽ càng đậm.

Kim cương tím độc đáo và nổi bật.
Kim cương tím độc đáo và nổi bật.

3.4 Kim cương màu đỏ

Kim cương màu đỏ là kim cương quý hiếm bậc nhất hiện nay bởi vì độ hiếm và được xem là “siêu phẩm” trong thế giới kim cương.

Quá trình hình thành các loại kim cương màu rất khác thường bởi sự xuất hiện của các tạp chất như Nitơ, Boron,… tạo nên màu sắc riêng cho viên kim cương .Tuy nhiên, cấu trúc của kim cương màu đỏ đều là cacbon nguyên chất, hoàn toàn không chứa tạp chất. Màu đỏ của kim cương là do quá trình biến dạng dẻo (một biến dạng hiếm gặp trong cấu trúc phân tử) xảy ra khi viên kim cương di chuyển lên bề mặt trái đất.

Kim cương đỏ là kim cương hiếm nhất hiện nay.
Kim cương đỏ là kim cương hiếm nhất hiện nay.

3.5 Kim cương màu xanh dương

Kim cương xanh là loại kim cương tự nhiên với màu xanh lam đặc trưng rất dễ nhận thấy. Sở dĩ chúng có màu xanh là do có chứa thành phần boron trong cấu trúc cacbon của viên kim cương. Chính vì vẻ đẹp tự nhiên ấy mà kim cương có màu xanh lam thường có các màu phụ khác như kim cương xám tím hoặc kim cương có màu xanh lục.

Kim cương xanh dương
Kim cương xanh dương

Để hiểu thêm về kim cương cũng như trang sức kim cương, quý khách hãy liên hệ ngay với Helia theo thông tin sau để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất:

Có thể bạn quan tâm

Nhận tư vấn từ Helia

Đăng ký ngay để nhận tư vấn từ chúng tôi.

Nhận thêm ưu đãi từ Helia TƯ VẤN NGAY