Bí Quyết Bảo Quản Trang Sức Khi Đi Biển

Trang sức là phụ kiện không thể thiếu trong vali của chị em khi đi du lịch. Tuy nhiên, đối với trang sức cao cấp như vàng hay kim cương thì nhiều người rất lo ngại về vấn đề hư hỏng hay trầy xước khi tiếp xúc với cát, nước biển,… Nếu bạn không biết cách bảo quản thì chắc chắn trang sức của bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong bài viết này, Helia sẽ chia sẻ bí quyết bảo quản trang sức khi đi biển để bạn có thể tự tin tận hưởng chuyến nghỉ dưỡng của mình mà vẫn giữ được vẻ đẹp cho món trang sức yêu thích.

Tại sao nên bảo quản trang sức khi đi biển?

Khi đi biển, chắc chắn bạn sẽ tiếp xúc với cát và nước biển. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tính thẩm mỹ và độ bền của trang sức nếu không được bảo quản đúng cách.

Muối trong nước biển có tính ăn mòn cao, dễ gây xỉn màu, làm mờ và làm giảm độ bóng của các trang sức như vàng, bạc hay titan. Bên cạnh đó, cát biển với kích thước nhỏ có thể làm trầy xước bề mặt nhẫn và các chi tiết nhỏ bên trong khi bạn vận động. Ngoài ra, các sản phẩm chống nắng hoặc dưỡng da thường chứa thành phần hóa học có thể bám lên bề mặt đá quý, làm giảm độ sáng và độ phản chiếu. Chính vì vậy, việc bảo quản trang sức khi đi biển đúng cách là yếu tố quan trọng để giữ cho trang sức kim cương luôn sáng đẹp và bền sau mỗi chuyến đi biển.

Việc bảo quản trang sức khi đi biển là điều hết sức cần thiết để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho trang sức.
Việc bảo quản trang sức khi đi biển là điều hết sức cần thiết để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho trang sức.

Bí quyết bảo quản trang sức khi đi biển

Chọn trang sức phù hợp

Khi đi biển, bạn thường chọn những món trang sức đẹp và cầu kỳ để có những tấm hình lung linh bên bãi biển. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến việc bảo quản trở nên khó khăn hơn. Bạn nên ưu tiên các trang sức có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ và ít chi tiết để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với cát và nước biển.

Bên cạnh đó, các mẫu trang sức từ chất liệu vàng 14K, 18K hay bạc 925 là lựa chọn tuyệt vời khi đi biển với độ bền cao và khả năng chống lại oxy hóa tốt hơn các chất liệu khác. Các chất liệu này cũng có độ cứng tương đối, hạn chế biến dạng khi không may va chạm với vật cứng.

Nên chọn trang sức phù hợp khi đi biển để hạn chế các tác động từ bên ngoài.
Nên chọn trang sức phù hợp khi đi biển để hạn chế các tác động từ bên ngoài.

Tránh tiếp xúc với nuớc biển

Tuy đi biển là để hòa mình xuống làn nước trong vắt và “chill” nhưng việc đeo trang sức xuống biển là điều không nên. Thành phần nước biển chứa hàm lượng muối cao cùng các khoáng chất như magie và canxi, có thể gây ăn mòn bề mặt kim loại, làm mờ đá quý hoặc gây gỉ sét theo thời gian. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất là nên tháo trang sức ra trước khi bạn xuống nước để bơi hoặc lặn. Hoặc đối với trang sức không nên tháo như nhẫn cưới thì bạn nên hạn chế tối đa việc ngâm lâu trong nước biển và sau đó nhanh chóng rửa sạch bằng nước ngọt. Việc này giúp loại bỏ muối và khoáng chất còn bám trên bề mặt, giảm thiểu nguy cơ hư hại lâu dài.

Hạn chế để trang sức tiếp xúc với nước biển để tránh bị ăn mòn gây mất thẩm mỹ.
Hạn chế để trang sức tiếp xúc với nước biển để tránh bị ăn mòn gây mất thẩm mỹ.

Rửa sạch và lau khô trang sức

Sau mỗi lần tiếp xúc với nước biển hoặc cát, hãy làm sạch trang sức bằng nước ngọt để loại bỏ muối, cát và tạp chất còn bám lại. Sau đó, dùng khăn vải mềm để lau khô để tránh gây trầy xước bề mặt. Việc chăm sóc kỹ lưỡng sau khi sử dụng không chỉ giúp bảo vệ vẻ đẹp nguyên bản của trang sức mà còn kéo dài tuổi thọ cho từng món đồ bạn yêu thích.

Sử dụng hộp bảo quản trang sức chuyên dụng

Việc bảo quản đúng cách sau khi không sử dụng cũng quan trọng không kém so với lúc đeo. Hộp đựng trang sức nên có lớp lót mềm, chẳng hạn như nhung hoặc da lộn, để tránh ma sát và hạn chế tình trạng oxi hóa khi tiếp xúc với không khí ẩm mặn. Nếu mang theo nhiều món trang sức, hãy chọn hộp có ngăn chia riêng biệt hoặc sử dụng túi vải nhỏ cho từng món để tránh tình trạng va đập giữa các món trang sức với nhau. Việc bảo quản đúng cách không chỉ giúp duy trì hình dạng và độ sáng bóng của trang sức mà còn giảm thiểu khả năng thất lạc, đặc biệt khi di chuyển nhiều trong các chuyến du lịch.

Bảo quản trang sức trong hộp chuyên dụng.
Bảo quản trang sức trong hộp chuyên dụng.

Tránh tiếp xúc với hóa chất

Kem chống nắng, dầu gội, nước hoa hay kem dưỡng đều có thể chứa các hóa chất gây tổn hại đến bề mặt kim loại và đá quý. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng các sản phẩm chăm sóc đã khô hoàn toàn trên da trước khi bạn đeo trang sức. Khi sử dụng các sản phẩm này, bạn nên đợi ít nhất 15–20 phút để da hấp thụ hoàn toàn trước khi đeo trang sức. Thói quen nhỏ này không chỉ giúp bảo vệ trang sức khỏi tác động hóa học mà còn hạn chế hiện tượng bám dính cặn hóa chất vào các kẽ nhỏ trên bề mặt trang sức, đặc biệt là ở các loại có thiết kế tinh xảo. Với nước hoa, nên xịt trước lên cơ thể và để khô rồi mới đeo trang sức để đảm bảo mùi thơm lưu lại mà không gây ảnh hưởng đến bề mặt kim loại hoặc đá quý.

Trên đây là bí quyết bảo quản trang sức khi đi biển để giữ được vẻ sáng bóng và độ bền cho món đồ yêu thích của bạn. Lưu ngay tips này để yên tâm tận hưởng kỳ nghỉ với những món trang sức lấp lánh và rực rỡ nhé!

Có thể bạn quan tâm

Nhận tư vấn từ Helia

Đăng ký ngay để nhận tư vấn từ chúng tôi.

Đăng ký thành viên
Nhận thêm ưu đãi từ Helia TƯ VẤN NGAY