Tiêu chuẩn 4C của kim cương là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng cũng như giá trị của một viên kim cương. Vậy tiêu chuẩn 4C là gì và bao gồm những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau của Helia.
1. Tiêu chuẩn 4C của kim cương là gì?
Tiêu chuẩn 4C là một hệ thống đánh giá quốc tế được sử dụng để xác định chất lượng và giá trị của một viên kim cương. Thuật ngữ 4C tập trung đánh giá về các yếu tố của một viên kim cương như: Color (Màu sắc), Clarity (Độ tinh khiết), Cut (Giác cắt) và Carat (Trọng lượng).
Việc tạo ra tiêu chuẩn 4C là bước đột phá trong ngành Kim cương. Bởi nhờ đó mà chất lượng của một viên kim cương có thể được đánh giá theo chuẩn chung để định giá và trao đổi.
2. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn 4C
2.1 Đảm bảo tính khách quan
Tiêu chuẩn 4C cho phép các chuyên gia và người mua bán trên toàn thế giới đánh giá chất lượng kim cương một cách khách quan và thống nhất.
2.2 Xác định giá trị
Mỗi yếu tố trong tiêu chuẩn 4C đều có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của viên kim cương. Nhờ 4C, bạn có thể so sánh giá cả giữa các viên đá khác nhau và đưa ra quyết định mua hàng hợp lý.
2.3 Chọn lựa đúng đắn
Hiểu rõ tiêu chuẩn 4C giúp bạn xác định được viên kim cương phù hợp nhất với sở thích và ngân sách của mình. Bạn có thể ưu tiên một yếu tố nào đó, ví dụ như giác cắt đẹp hoặc độ tinh khiết cao.
3. Tiêu chuẩn 4C của kim cương
3.1 Tiêu chuẩn 4C của kim cương – Cut (Giác cắt)
Giắc cắt (Cut) là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một viên kim cương trong tiêu chuẩn 4C. Giác cắt phản ánh hình dạng thật sự và độ lấp lánh rực rỡ của viên kim cương.
Một viên kim cương hoàn hảo được tạo ra có tỷ lệ cắt xén chuẩn tuyệt đối, sự đối xứng chính xác và độ bóng không tì vết. Từ đó tạo ra sự khúc xạ ánh sáng khiến viên kim cương trở nên lấp lánh và rực rỡ hơn.
Giác cắt sẽ được đánh giá qua các tiêu chí sau:
- Mặt Bàn (table):
Mặt bàn có hình lục giác, là bề mặt lớn nhất trên đỉnh của viên kim cương. Đối với một viên kim cương tròn, 60% là tiêu chuẩn để giúp bạn so sánh vì đây là một kích thước mặt bàn kim cương đẹp.
- Chiều sâu (depth):
Chiều sâu của viên kim cương có thể được tính bằng cách chia tổng chiều sâu từ đỉnh đến đáy của viên kim cương cho đường kính trung bình. Và vẫn là 60% là tiêu chuẩn để đánh giá.
- Viền cạnh kim cương:
Đây là cạnh chạy xung quanh toàn bộ viên kim cương, nơi giao nhau giữa mặt trên và mặt dưới của viên kim cương. Nếu cạnh của viên kim cương quá mỏng, nó có thể dễ bị mẻ và có các vết xước nhỏ. Nếu viền quá dày, nó có thể làm thay đổi vẻ đẹp tổng thể của viên kim cương và nó còn tăng thêm trọng lượng không cần thiết.
- Culet:
Khối lập phương là điểm ở dưới cùng của viên kim cương. Thông thường viên kim cương phải không có culet (đôi khi được mô tả là có đầu nhọn), hoặc được đánh bóng thành một mặt rất nhỏ, nhỏ hoặc có thể là kích thước trung bình.
Giác cắt sẽ bao gồm các cấp độ: Excellent (Hoàn hảo), Very Good (Rất tốt), Good (Tốt), Fair (Trung bình) và Poor (Kém). Các cấp độ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, từ đó quy ra giá trị thực tế của một viên kim cương.
3.2 Tiêu chuẩn 4C của kim cương- Color (Màu sắc)
Kim cương không chỉ có màu sắc trong suốt như chúng ta thường thấy mà được chia ra nhiều cấp độ màu khác nhau. Thước đo màu sắc kim cương sẽ từ không màu cho tới màu sắc ngả vàng, kim cương càng trong thì giá trị càng cao.
Các cấp độ màu của kim cương bao gồm:
- D – E – F – Colorless | Không màu.
- G – H – I – J Near Colorless | Gần như không màu
- K – L – M Faint Yellow | Mờ
- N – O – P -Q – R Very Light Yellow | Màu vàng nhẹ
- S – T – U – V – W – X – Y – Z Light Yellow | Màu vàng sáng
3.3 Tiêu chuẩn 4C của kim cương – Carat (Trọng lượng)
Carat là đơn vị đo lường trọng lượng của kim cương, carat càng cao thì giá trị của viên kim cương càng lớn. Trọng lượng của kim cương được tính điểm là 100 point/carat và mỗi carat tương ứng với 0,02gr và 1 điểm của kim cương tương ứng với 0,01 carat.
3.4 Tiêu chuẩn 4C của kim cương – Clarity (Độ tinh khiết)
Độ tinh khiết của viên kim cương được đánh giá dựa trên số lượng, kích thước, vị trí của các tạp chất bên trong và những khuyết điểm bên ngoài. Viên kim cương càng sạch thì giá trị của nó càng cao. Việc đánh giá độ tinh khiết được các chuyên gia thực hiện dựa trên các kết quả khi quan sát viên kim cương dưới kinh lúp có độ phóng đại 10.
Độ tinh khiết bao gồm các cấp độ:
- FL – Flawless: Hoàn hảo, không tạp chất
- IF – Internally Flawless: Hầu như không có tạp chất bên trong
- VVS1, VVS2 (Very, Very Slightly Included): Rất rất ít khuyết điểm
- VS1, VS2 (Very Slightly Included): Rất ít khuyết điểm
- SI1, SI2 (Slightly Included): Có ít khuyết điểm
- I1, I2, I3 (Included): Có khuyết điểm
Tham khảo thêm: 6 hình dáng phổ biến nhất của kim cương
Qua bài viết trên, Helia hi vọng sẽ cung cấp cho khách hàng kiến thức bổ ích về kim cương. Liên hệ ngay với Helia để được tư vấn thêm về kim cương và chọn được cho mình mẫu trang sức phù hợp nhất!